01 Tháng Ba,2024 Robert Lê
Thời gian gần đây, cụm từ “Metaverse” được cả thế giới quan tâm và trở thành Hot Search trên các trang tìm kiếm thông tin. Microsoft, Facebook và nhiều công ty công nghệ khác tuyên bố Metaverse sẽ là tương lai của Internet.
Vậy Metaverse là gì? Ứng dụng của nó như thế nào? Tại sao các ông lớn lại tuyên bố Metaverse sẽ là tương lai của Internet? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thuật ngữ Metaverse được nhà văn Neal Stephenson đặt ra trong cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Snow Crash vào năm 1992. Tiền tố “meta” có nghĩa là vượt ra ngoài và “verse” đề cập đến vũ trụ.
Thuật ngữ này trở nên phổ biến khi CEO Facebook, Mark Zuckerberg đề cập đến việc biến nền tảng mạng xã hội Facebook của công ty này thành một vũ trụ ảo riêng biệt.
Các công ty công nghệ sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thế giới ảo được tạo nên từ Internet và hỗ trợ các công cụ thực tế ảo (Virtual Reality) hay thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality). Theo đó, Metaverse có thể mang lại cho người dùng một trải nghiệm chân thật nhất.
Một số đặc điểm của Metaverse có thể kể đến đó là:
Metaverse có thể được chia thành hai nhóm nền tảng riêng biệt:
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Top các sàn giao dịch tiền ảo uy tín được yêu thích và sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
Trên thực tế, Metaverse có thể được thiết lập trên nền của rất nhiều lọai công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, trong một thế giới đề cao sự sáng tạo không giới hạn, tương tác, tính tự do phân quyền như Metaverse thì dường như Blockchain sẽ là một trong những công nghệ then chốt của thế giới này.
Sau phát biểu của Mark Zuckerberg về việc sẽ định hướng Facebook từ một “Social Media company” trở thành “Metaverse company”, cùng với việc công ty Epic Games (công ty đứng sau tựa game Fortnite) gọi vốn $1B với tham vọng đưa tựa game này trở thành Metaverse, thì hiện tại Metaverse đã trở thành một từ khóa rất hot và được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, với việc trend NFT và Gaming trong thị trường Crypto nổi lên như một hiện tượng thì Metaverse được kỳ vọng như một trend tiếp theo sau Play to Earn.
Có thể thấy hiện nay, ngành công nghiệp Metaverse đang có sự tham gia của rất nhiều công ty công nghệ, bao gồm cả phần cứng, lẫn phần mềm, blockchain, gaming, … Không phải ngẫu nhiên Metaverse có tiềm năng to lớn như thế. Ngoài việc giải quyết những nhu cầu trong thực tiễn đời sống thì nó còn phải thu hút được sự chú ý từ những ông lớn – những tổ chức có những nguồn lực dồi dào thì mới hiện thực hoá được tầm nhìn khổng lồ như trên. Cái tên đầu tiên có thể kể tới đó là Mark Zuckerberg – Founder & CEO của Facebook.
>>> Xem ngay Top 10 sàn giao dịch coin lớn nhất thế giới hiện nay.
Tuy công nghệ thông tin đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, nhưng hiện tại Metaverse vẫn chỉ là một concept thuộc về tương lai, và đây chưa phải là thời điểm để bùng nổ. Metaverse là một ngành công nghiệp đầy hứa hẹn trong tương lai. Cùng với sự tham gia đầu tư mạnh tay đến từ các ông lớn công nghệ thì một thế giới ảo song song với thực tại sẽ là một tương lai không xa.
Dưới một tương lai rộng mở của Metaverse, Blockchain được kỳ vọng như một trong những công nghệ then chốt. Tuy nhiên hiện tại đây vẫn còn là một khái niệm khá mới và cần thêm thời gian cũng như các cơ sở hạ tầng để thực sự bùng nổ trong tương lai.
Metaverse có thể mang lại cho con người những tương tác thú vị qua không gian ảo. Tuy vậy, nhiều người dùng cũng hoài nghi về Metaverse. Còn bạn, cá nhân bạn có suy nghĩ, nhận định, đánh giá gì về Metaverse? Hãy đưa ra nhận xét, đánh giá để chúng ta cùng thảo luận nhé!
Bài viết của Blog Tài Chính tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn!
Theo dõi thêm các kênh Channel của Blog Tài Chính để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử:
Telegram: https://t.me/blogtaichinhchannel
Youtube: https://youtube.com/c/blogtaichinh
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Tạm biệt!
Tiền tố “meta” có nghĩa là vượt ra ngoài và “verse” đề cập đến vũ trụ. Thuật ngữ Metaverse có thể hiểu là vượt ra ngoài vũ trụ.
Metaverse có thể được chia thành hai nhóm nền tảng riêng biệt.